Quảng cáo Google

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Chức năng của các bộ lọc


Lõi lọc vải sợi (lọc cặn): Loại bỏ các đất, cát, bụi bặm và các vật lơ lửng trong nước có kích thước lớn hơn 10μm, giúp cho tầng lọc than hoạt tính hoạt động hiệu quả hơn. Có khả năng lọc được 9000L nước và nên thay mới sau 3 tháng.

Lõi than hoạt tính dạng hạt (tiền lọc): Loại bỏ các hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, các vật lơ lửng, các chất tẩy rửa, mùi vị khó chịu và một số kim loại nặng. Có khả năng lọc được 12,000L nước và nên thay mới sau 6 tháng.

Lõi than hoạt tính dạng nguyên khối (tiền lọc): Loại bỏ các hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, các vật lơ lửng, các chất tẩy rửa, mùi vị khó chịu và một số kim loại nặng. Có khả năng lọc được 12,000L nước và nên thay mới sau 9 tháng.

Lõi than lọc sau (hậu lọc): Điều chỉnh pH, loại bỏ mùi vị khó chịu và làm cho nước có vị ngọt tự nhiên. Có khả năng lọc được 12,000L nước và nên thay mới sau 12 tháng.

Lõi siêu lọc: Lõi siêu lọc có tiết diện lỗ thấm lọc nhỏ hơn 0.1ộm. Do vậy nó có thể loại bỏ các màng nhầy, chất keo, tạp chất cực nhỏ và vi sinh. Nước cấp sinh hoạt sau khi qua tầng siêu lọc có chất lượng nước đạt tiêu chuẩn nước uống và có thể uống trực tiếp.

Khử trùng bằng tia cực tím: Khử trùng bằng tia cực tím là một phương pháp tin cậy và hiệu quả để loại bỏ hoàn toàn các vi sinh vật hiện diện trong nguồn nước. Bức xạ tia cực tím với bước sóng cực ngắn 253.7 nanometer thực sự hiệu quả để diệt các vi sinh như khuẩn E.coli, vi rút gây bệnh cúm, viêm tủy, viêm gan, các tế bào gây ung thư và các loại nấm mốc gây bệnh khác.

Lõi lọc KDF: Lõi lọc KDF có tác dụng loại bỏ chì và các kim loại nặng. Lõi lọc KDF cũng loại bỏ hiệu quả hơn 95% các chất tẩy rửa nhiễm vào nguồn nước, giúp tăng cường thời gian sử dụng lõi than hoạt tính lên gấp 15 lần và lõi lọc này cũng có thể loại bỏ nhiều loại vi khuẩn vì lỗ thấm lọc có tiết diện 0.001μm.

Lõi lọc vật liệu tổng hợp: Lõi lọc này loại bỏ các ion canxi, magiê, cacbonát can xi, làm giảm độ cứng của nước.

Lõi lọc bằng sứ: Lõi lọc này có hiệu quả cao trong việc loại bỏ các cặn, bã, cát, đất và các tạp chất lơ lửng. Tiết diện lỗ thấm nước từ 0.5 đến 10 μm. Lõi lọc này có thể rửa sạch và tái sử dụng

http://chungcuvp6linhdam-hoangmai.blogspot.com/

Một vài giải pháp xử lý nước tinh khiết

1. Gia đình




Cao ốc văn phòng, xí nghiệp




Dây chuyền nhà máy lọc nước tinh khiết đóng chai



Dây chuyền cung cấp nước tinh khiết cho một số ngành công nghệ cao






Công nghệ làm mềm nước

Nguồn nước của Việt Nam có độ cứng khá cao. Nước cứng thường chứa các tạp chất muối khoáng hòa tan như canxi, magiê, sunphua, sắt, chì và đá vôi. Nếu bạn thấy các vết ố trên bồn tắm, lavabo, bồn rửa chén, tiêu hao khá nhiều xà bông trong vệ sinh tắm giặt nhưng vẫn không làm xà bông nổi bọt, mùi vị của nước không như bình thường thì chắc chắn nguồn nước của bạn là nước cứng. Nếu không xử lý nguồn nước này, thì các tạp chất khoáng sẽ làm tắc đường ống nước do cặn gỉ sét, gây hư hạivà giảm tuổi thọ các thiết bị nước nóng lạnh, máy rửa chén, máy giặt, máy pha cà phê….và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.


 xin trân trọng giới thiệu công nghệ làm mềm nước sinh hoạt, giúp quí vị có 1 nguồn nước thật tinh khiết, tăng cường tuổi thọ của các thiết bị cũng như bảo vệ sức khỏe của chính quí vị.

Qui trình xử lý bao gồm 4 giai đoạn:
1. Thùng xử lý làm mềm nước được lấp đầy các hạt tổng hợp. Những hạt này bao phủ một lớp ion Natri. Khi nước cứng chảy qua, các hạt này hoạt động như một nam châm, thu hút toàn bộ các ion canxi, magiê (tác nhân gây cứng nước) trao đổi với các ion natri.
2. Sau cùng các hạt nhựa tổng hợp bị bão hòa với các ion khoáng chất và cần phải xả và nạp lại. Quá trình này được gọi là quá trình tái tạo và được kiểm soát bởi 1 van điều khiển trên nắp của bình. Van điều khiển này là bộ não của toàn hệ thống.
3. Trong quá trình tái tạo, một bình chứa nước muối sẽ bơm nước muối sang bình xử lý, rửa sạch các hạt nhựa tổng hợp đang bão hòa các chất canxi và magiê.
4. Nước muối sẽ tẩy sạch các ion Canxi, magiê và thoát ra ngoài cống rãnh. Các hạt nhựa được tái sinh lại sẵn sàng cho quá trình xử lý mới. Các qui trình lại được lập đi lập lại.

Công nghệ xử lý nước nhiễm mặn, nước biển


Trong những năm gần đây, nguồn nước mặt và nước ngầm đã và đang bị nước biển xâm thực do sự thay đổi khí hậu. Tùy theo vị trí địa lý của mỗi vùng khác nhau mà tính chất cũng như lượng nhiễm mặn trong nước cũng khác nhau và hầu hết hòa tan trong nước ngầm, nước mặt. 
Việc thường xuyên sử dụng nguồn nước nhiễm mặn, dẫn tới hậu quả hư hỏng thiết bị, xâm hại mùa màng và gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ của người sử dụng.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp xử lý nước nhiễm mặn. Tuy nhiên phương pháp thông dụng nhất vẫn là phương pháp xử lý bằng công nghệ lọc nước thẩm thấu ngược (RO). Với sản phẩm đặc thù RO 2 tầng lọc của HYDAN, nước nhiễm mặn sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt, ăn uống.
Mô hình xử lý nước nhiễm mặn bằng công nghệ thẩm thấu ngược


Cơ chế lọc nước của hệ thống RO



+ Tấng thứ nhất: (lọc nước cơ học) Màng lọc PP loại bỏ các chất bẩn, bụi bặm, cát, đất, gỉ sắt và các tạp chất lơ lửng trong nước có kích thước lớn hơn 5µm.
+ Tầng thứ hai: (lọc than hoạt tính -1) Tầng lọc than hoạt tính nhỏ loại bỏ một vài chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa, các tạp chất lơ lửng, mùi vị khó chịu, màu sắc cũng như các tạp chất kim loại nặng.
+ Tầng thứ ba: (lọc than hoạt tính -2) Tầng lọc khối than hoạt tính tăng cường loại bỏ các chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa, các tạp chất lơ lửng, mùi vị khó chịu, màu sắc cũng như các tạp chất kim loại nặng.
+ Tầng thứ tư: (lọc diệt khuẩn) Tầng siêu lọc thẩm thấu ngược loại bỏ hoàn toàn các chất muối hòa tan, kim loại nặng, các vi khuẩn và các hợp chất khác có kích thước lớn hơn 0.0001µm và loại bỏ hơn 96% lượng muối trong nước.
+ Tầng thứ năm: (lọc than hoạt tính -3) Tầng lọc than hoạt tính lần cuối để loại bỏ hoàn toàn các mùi vị khó chịu, tạo vị ngọt và làm nước thật sự tinh khiết.
Một số độc chất được loại bỏ khi lọc bằng màng thẩm thấu ngược RO
Kim loại
Kim loại nặng
Anion
Hydro-carbon
Thuốc trừ sâu/
Diệt cỏ
Vi khuẩn
Sắt > 98%
Đồng > 97%
Flo-ric > 95%
Dầu Diesel > 97%
PCB > 98%
Khuẩn lạc > 98%
Mangan > 98%
Mercury > 96%
Clo-ric > 94%
PAH > 98%
DDT > 98%
E.coli > 99%
Nhôm > 98%
Chì > 98%
Nitrat/Nitrite>92%
Haloethane > 98%
Altrazine > 97%
Salmonella>99%
Nước cứng> 95%
Crôm > 95%
Sun phat > 97%
Trichloromethane>60%
Lindance > 97%
Nội độc tố > 98%

Quy trình lọc chậm - Phương pháp lọc nước cổ điển nhưng hiệu quả


Quy trình công nghệ chúng tôi lựa chọn là quy trình lọc nước chậm. Đây là quy trình cổ điển nhất, đơn giản nhất, nhưng lại là quy trình đảm bảo chất lượng nhất vì ngoài tính chất lọc cơ học còn là quá trình lọc qua màng lọc sinh học bao quanh hạt cát, đảm bảo khử hết các cặn bẩn hữu cơ lẫn tất cả các loại vi khuẩn có hại gây bệnh tật có trong nước thô, đặc biệt phù hợp đối với cả nước mặt, nước ngầm.

Trên cơ sở quy trình đã lựa chọn này, chúng tôi suy nghĩ tìm tòi để sử dụng những vật dụng dễ kiếm, giá thành rẻ nhất, nhưng được tính toán trên cơ sở khoa học, để có thể dễ dàng ứng dụng.

Quy trình và vật liệu:
Quy trình xử lý bao gồm:
Nước nguồn -> Ngăn lắng cặn thô -> Ngăn lọc chậm -> Ngăn chứa nước sạch -> Sử dụng.
Các cơ sở tính toán khoa học là:
- Vận tốc lắng trong ngăn sơ lắng không vượt quá 0,7 mm/giây.
- Vận tốc lọc chậm tính từ 0,1 - 0,2 m/giờ.
Ngăn lắng là nơi lưu giữ nước thô điều tiết vào ngăn lọc, cũng chính là nơi hòa trộn và phản ứng nếu phải châm hóa chất, là nơi nước nguồn tự tiếp xúc với oxy theo thời gian để oxy hóa, tự làm sạch, oxy hóa sắt để thành bông cặn, loại bỏ cặn thô và tách xả váng dầu mỡ nếu có.
Khâu chính yếu là ngăn lọc chậm, đảm bảo vận tốc lọc nhỏ như yêu cầu, chạy liên tục ngày đêm theo nguyên tắc tự chảy. Sau 3 - 6 tháng làm việc, cát lọc bị trít bẩn dần thì tiến hành rửa cát lọc một cách đơn giản, dùng gậy khuấy cát bẩn để cặn theo dòng nước xả ra ngoài. Sau đó dùng lại thì màng lọc sinh học sẽ tự tiếp tục hình thành để làm nhiệm vụ. Có thể dùng biện pháp tích cực hơn là pha vào nước nguồn những dung dịch có chứa vi sinh có lợi, phân hủy hữu cơ, cặn bẩn, triệt các vi khuẩn gây bệnh một cách chủ động.
Vật dụng chúng tôi chọn để sử dụng là những thùng phuy bằng thép dễ kiếm, có đường kính 0,6 m và chiều cao là 1,2 m.
Với vật dụng trên, khả năng lọc chậm có thể cho ra lượng nước sạch là 0,028 m3/giờ, nếu lọc trong 1 ngày sẽ được 670 lít. Theo tiêu chuẩn sử dụng nước hiện hành ở nông thôn là 80 lít/người/ngày, thì với khả năng lọc trên, hệ thống có thể cấp cho hơn 8 người (khoảng 2 gia đình).
Lắp đặt:
Chúng tôi thiết kế một sơ đồ cụ thể như sau:
- Ngăn lắng: Dùng 1 thùng phuy, trong lòng thùng có vách ngăn như hình vẽ, dùng vách cố định bằng gỗ. Có ống dẫn sang ngăn lọc và ống xả cặn ngăn lắng. Dùng ống nhựa ??27 có van xả và van cách ly sang lọc.
- Ngăn lọc: Dùng 1,5 thùng, nghĩa là 1 thùng có hàn thêm nửa thùng bên trên, trong thùng đổ 10 cm sỏi nhỏ cỡ 1 - 4 mm. Bên trên đổ 60 cm cát lọc, loại cát sạch, có đường kính 0,8 - 1,2 mm hoặc cát nhuyễn.
Trong lớp sỏi ở đáy, có đặt 1 ống nhựa 32, đục lỗ nhỏ ??1 dẫn nước sau lọc sang ngăn chứa. Có van cách ly giữa lọc và chứa, đồng thời để khống chế vận tốc lọc theo yêu cầu.
Trên mặt lớp cát lọc 30 cm, có đặt ống xả rửa cát lọc, khi khuấy cặn trong cát và xả nước, cặn sẽ chảy ra ngoài nhưng không cho cát tràn ra.
- Ngăn chứa: Dùng một thùng phuy, có vòi dẫn nước ra sử dụng. Dùng vòi hoặc ống dẫn có van khống chế dẫn đến từng gia đình. Cao độ vòi hoặc ống dẫn ra phải đảm bảo mực nước cao hơn cao độ mặt cát lọc để không trơ mặt cát lọc bất cứ lúc nào.
Trước khi sử dụng các thùng phuy, nên sơn phết cẩn thận để tránh rỉ sét, dùng được lâu bền, tốt nhất là có điều kiện sơn epoxy là hóa phẩm cao cấp chống rỉ sét bảo vệ thùng.
Vận hành:
Một ngày bơm đầy 2 ngăn (1) và (2) rồi để nước tự chảy vào ngăn lọc. Toàn bộ dung tích điều hòa để lọc 1 ngày khoảng 1,5 thùng phuy (phần tô đậm) có công suất lớn hơn 0,5 m3.
Khi mực nước rút xuống có thể bơm thêm một chút cho đủ.
- Khi xả rửa ngăn (1): Khóa van sang lọc và bơm cho đầy (1) rồi mở van xả đáy cho cặn ở phần lắng chảy ra.
- Khi xả rửa ngăn (2): Khóa các van cách ly với ngăn lắng và chứa bơm nước đầy ngăn lọc rồi khuấy cát xả cặn cho đến mực nước hạ sát đến ống xả. Mở van từ lắng sang cho xả cặn lọc tiếp tục.
Nên chọn vị trí đặt cụm xử lý thích hợp để dẫn nước sạch đến các nơi sử dụng được tiện lợi, cần thiết thì tôn cao nền để có được cao độ làm mực nước chảy đi dễ dàng.
(theo: http://vietloc.com/)

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Tự xây dựng hệ thống lọc nước nhiễm phèn

Hỏi: Nhà tôi sử dụng nước giếng gần 20 năm nay. Càng ngày nước càng bị nhiễm phèn nặng đến nổi tất cả các vật dụng, quần áo trắng mới đều ngã sang màu vàng ố của phèn. Nơi tôi ở không có dịch vụ cung cấp nước của các nhà máy. Vợ tôi lại sắp sinh em bé nên rất lo lắng không biết việc sử dụngnước nhiễm phèn như vậy có ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả nhà đặt biệt là bé sơ sinh không? Tôi phải làm gì để khử phèn khỏi nước để sử dụng cho cả gia đình, sau khi khử phèn , tôi muốn mua máy lọc nước về lấy nước tinh khiết để nấu ăn và uống thì có được không? Mong thư trả lời của các bạn. Tôi rất cám ơn!


Trả lời: 

Nước bị nhiễm phèn là nước có chứa nhiều chất mang tính kiềm. Khi sử dụng nước này dễ làm cho các tế bào da bị khô, phồng và tróc, nhất là các vùng da nhạy cảm như vùng mặt, nhất là đối với trẻ nhỏ do còn non. Do đó, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng nước bị nhiễm phèn. Ngoài các bệnh về đường ruột qua ăn uống, người dân còn có thể mắc các bệnh sỏi thận, da liễu.

Trước khi sử dụng máy lọc nước R.O để lấy nước tinh khiết sử dụng cho ăn, uống bạn cần xây dựng hệ thống lọc nước phèn, Cách xây dựng hệ thống lọc nước phèn đơn giản như sau:

Xây dựng bể lọc nước đơn giản:




Bể được xây bằng gạch và xi măng, với 3 ngăn - lắng, lọc và chứa, mỗi ngăn 0,35 - 0,49 m3, trong đó ngăn lắng có thể tích lớn nhất, nhỏ ngăn lọc nhất. 

Ngăn lắng được lắp đặt giàn phun mưa gồm một số đoạn ống có đục lỗ hoặc vòi hoa sen bằng nhựa có trên thị trường. Ngăn lọc có lớp sỏi đỡ (cỡ 5 - 10 cm) dày 10 cm, trên đó là lớp cát lọc (0,4 - 0,85 mm) dày 40 cm; và trên cùng là lớp cát mịn (0,15 - 0,3 mm) dày 20 cm. (Có thể đổ thêm một lớp than trên lớp sỏi, để khử mùi của nước). Ngăn này có lắp ống nhựa từ đáy lên, sao cho đầu ra nằm cao hơn lớp cát trên cùng một chút, để khi nước chảy qua ngăn thành phẩm đến cạn kiệt, không làm phơi mặt cát. Ngăn thành phẩm có nắp đậy.


Khi bơm từ giếng lên, nước chảy qua vòi sen, xuống bể lắng. Nhờ tiếp xúc với không khí, thành phần sắt trong nước bị oxy hóa. Nước được lắng cặn một phần, đến ngăn lọc, nước được lọc sạch cặn lơ lửng, trở nên trong, theo ống dẫn đến ngăn chứa nước thành phẩm. Hệ thống này lọc được 4 - 5 m3 nước/ngày. Chi phí xây dựng cả hệ thống khoảng 3 triệu đồng. Nếu làm theo kiểu tiết kiệm thì chi phí thấp hơn. 


Khi sử dụng bể xử lý nước phèn, mỗi tháng có một lần xả cặn, súc rửa ngăn lắng; hốt, rửa sạch lớp cát, dày khoảng 2 cm trên mặt bể lọc. Sau 6 - 7 tháng thì thay bằng lớp cát sạch (khoảng 6 cm) trên mặt. Sau một năm phải súc rửa ngăn thành phẩm.


Biện pháp này có thể sử dụng tại hầu hết các vùng quê, có đất đai rộng rãi. Bạn cũng có thể đến Trung tâm Nước sinh hoạt vệ sinh môi trường nông thôn ở các tỉnh để nhờ họ tư vấn xây dựng.

http://chungcuvp6linhdam-hoangmai.blogspot.com/