Quảng cáo Google

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Tự xây dựng hệ thống lọc nước nhiễm phèn

Hỏi: Nhà tôi sử dụng nước giếng gần 20 năm nay. Càng ngày nước càng bị nhiễm phèn nặng đến nổi tất cả các vật dụng, quần áo trắng mới đều ngã sang màu vàng ố của phèn. Nơi tôi ở không có dịch vụ cung cấp nước của các nhà máy. Vợ tôi lại sắp sinh em bé nên rất lo lắng không biết việc sử dụngnước nhiễm phèn như vậy có ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả nhà đặt biệt là bé sơ sinh không? Tôi phải làm gì để khử phèn khỏi nước để sử dụng cho cả gia đình, sau khi khử phèn , tôi muốn mua máy lọc nước về lấy nước tinh khiết để nấu ăn và uống thì có được không? Mong thư trả lời của các bạn. Tôi rất cám ơn!


Trả lời: 

Nước bị nhiễm phèn là nước có chứa nhiều chất mang tính kiềm. Khi sử dụng nước này dễ làm cho các tế bào da bị khô, phồng và tróc, nhất là các vùng da nhạy cảm như vùng mặt, nhất là đối với trẻ nhỏ do còn non. Do đó, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng nước bị nhiễm phèn. Ngoài các bệnh về đường ruột qua ăn uống, người dân còn có thể mắc các bệnh sỏi thận, da liễu.

Trước khi sử dụng máy lọc nước R.O để lấy nước tinh khiết sử dụng cho ăn, uống bạn cần xây dựng hệ thống lọc nước phèn, Cách xây dựng hệ thống lọc nước phèn đơn giản như sau:

Xây dựng bể lọc nước đơn giản:




Bể được xây bằng gạch và xi măng, với 3 ngăn - lắng, lọc và chứa, mỗi ngăn 0,35 - 0,49 m3, trong đó ngăn lắng có thể tích lớn nhất, nhỏ ngăn lọc nhất. 

Ngăn lắng được lắp đặt giàn phun mưa gồm một số đoạn ống có đục lỗ hoặc vòi hoa sen bằng nhựa có trên thị trường. Ngăn lọc có lớp sỏi đỡ (cỡ 5 - 10 cm) dày 10 cm, trên đó là lớp cát lọc (0,4 - 0,85 mm) dày 40 cm; và trên cùng là lớp cát mịn (0,15 - 0,3 mm) dày 20 cm. (Có thể đổ thêm một lớp than trên lớp sỏi, để khử mùi của nước). Ngăn này có lắp ống nhựa từ đáy lên, sao cho đầu ra nằm cao hơn lớp cát trên cùng một chút, để khi nước chảy qua ngăn thành phẩm đến cạn kiệt, không làm phơi mặt cát. Ngăn thành phẩm có nắp đậy.


Khi bơm từ giếng lên, nước chảy qua vòi sen, xuống bể lắng. Nhờ tiếp xúc với không khí, thành phần sắt trong nước bị oxy hóa. Nước được lắng cặn một phần, đến ngăn lọc, nước được lọc sạch cặn lơ lửng, trở nên trong, theo ống dẫn đến ngăn chứa nước thành phẩm. Hệ thống này lọc được 4 - 5 m3 nước/ngày. Chi phí xây dựng cả hệ thống khoảng 3 triệu đồng. Nếu làm theo kiểu tiết kiệm thì chi phí thấp hơn. 


Khi sử dụng bể xử lý nước phèn, mỗi tháng có một lần xả cặn, súc rửa ngăn lắng; hốt, rửa sạch lớp cát, dày khoảng 2 cm trên mặt bể lọc. Sau 6 - 7 tháng thì thay bằng lớp cát sạch (khoảng 6 cm) trên mặt. Sau một năm phải súc rửa ngăn thành phẩm.


Biện pháp này có thể sử dụng tại hầu hết các vùng quê, có đất đai rộng rãi. Bạn cũng có thể đến Trung tâm Nước sinh hoạt vệ sinh môi trường nông thôn ở các tỉnh để nhờ họ tư vấn xây dựng.

http://chungcuvp6linhdam-hoangmai.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét