Quảng cáo Google

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Lỗi cần tránh khi thiết kế và vận hành hệ thống RO

Giới thiệu

Công nghệ thẩm thấu ngược đã xâm nhập rộng khắp các ứng dụng xử lý nước tinh khiết. Thiết kế chuẩn và vận hành chính xác sẽ kéo dài tuổi thọ và chất lượng màng lọc. Nói cách khác, thiết kế sai hoặc vận hành không đúng sẽ gây ra những trục trạc cho hệ thống lọc nước và làm tổn thọ màng lọc.

Bài viết này tổng hợp những lỗi thường có khi thiết kế và vận hành hệ thống RO thẩm thấu ngược.




Hiệu quả của màng RO

Một chi tiết đơn giản nhưng vô cùng quan trọng để giữ cho màng lọc họat động tốt nhất là: "Luôn giữ sạch bề mặt màng".

Tất cả các tạp chất có trong nguồn nước dược loại bỏ ngay từ bề mặt của màng lọc. Trong quay trình tách tạp chất này cần phải đảm bảo rằng các tạp chất không có cơ hội để bám trên bề mặt màng lọc, bằng không nó sẽ làm giảm hiệu xuất của màng.

Phân tích nguồn nước

Khi đã hiểu rõ được những thông số của nguồn nước ta co thể lường trước những trục trặc có thể có đối với hệ thống. Hầu hết đại đa số các hệ thống RO được mua bán không dực trên một kết quả phân tích nguồn nước chi tiết. Rất tiếc là những lỗi này sẽ không có cơ hội để sửa chữa ngay trên hệ thống mà cần phải tháo ra lắp lại … phức tạp.

Tỷ số thu hồi

Tỷ số thu hồi được tính theo tỷ lệ lưu lượng nước tinh khiết và lượng nước cấp đầu nguồn.

% thu hồi  = (lưu lượng tinh khiết ÷ lưu lượng cấp) x 100

Đối với các hệ thống dùng cho nước máy, nên duy trì tỷ lệ thu hồi (đối với mỗi màng lọc khoảng từ 10 đến 15%.  Nếu vận hàn ở tỷ lệ cao hơn chỉ định của hệ thống sẽ làm cho màng nhanh nghẹt, nhất là trên bề mặt của màng

Xả màng

Mọi màng lọc thẩm thấu ngược đều có 1 giới hạn. Nó chỉ có thể cho một lượng nước tinh khiết tối đa đối với một nguồn nước cụ thể. Giới hạn này được điều khiển bởi chính chất lượng nước đầu vào. Ví dụ, lưu lượng nước tinh khiết tối đa có đuợc từ nguồn nước máy tiêu chuẩn là 25gallons/ ngày (khoảng 100 lít) cho mỗi foot vuông diện tích bề mặt màng lọc  Khi màng lọc bị cưỡng ép hoạt động ở lưu lượng cao hơn sẽ không tránh khỏi bị nghẹt.

Lưu lượng nước cấp

Một lưu lượng tối thiểu cần được tuân thủ cho mỗi loại màng. Tốc độ và lưu luợng nước cấp sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành lớp cặn bám trên bề mặt màng lọc. Trong trường hợp dung nhiều màng lọc cho 1 hệ thống, nhất hiết phải tính toán để đảm bảo lưu lượng cấp cho tất cả các màng phải đồng đều. Cách sắp xếp các màng lọc cũng cần tính đến các yếu tô lien quan như công suất máy bơm, vòng tuần hoàn nước v.v.

Tạm ngừng hoạt động

Nguy cơ tắc nghẹt khi vận hành và khi ngừng sản xuất là không giống nhau. Một số chất rắn chỉ có xu hướng kết bám khi hệ thống ngưng họat động. Đặc biệt là các ion silica thường tạo thành tinh thể khi hệ thống ngừng chạy. Do đó rất cần phải có chế độ xúc xả thích hợp để hạn chế những rủi ro này.

Hệ thống thẩm thấu ngược dân dụng

Ngoài các lỗi như mô tả phía trên, các bộ RO dân dụng còn thường bị trục trặc do những nguyên nhân (chủ yếu là do chất lượng vật liệu và lõi chế tạo):

Van khóa: Van khóa kém chất lượng sẽ làm cho tỷ lệ thu hồi của hệ thống cao hơn thiết kế, làm giảm thọ màng lọc.

Lọc thô: Lõi lọc thô phải đảm bảo không làm phai vật liệu vào nguồn nước, gây nghẹt màng lọc thẩm thấu ngược phía sau.

Van 1 chiều:  Van 1 chiều bị lỗi sẽ tạo asp1 suất ngược lên mặt trong của màng lọc, có thể gây rách và thủng màng.

Tóm tắt

Các lỗi thiết kế và vận hành đều có thể tránh được nếu tuân thủ chỉ dẫn của nhà sản xuất. Không có “đường tắt” trong việc thiết kế một hệ thống để đảm bảo vận hành trơn tru và lâu bền

(theo: thietbiloc)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét